Hồi chuông thức tỉnh nhân loại về quyền phụ nữ qua tác phẩm “Souad bị thiêu sống”
Jacqueline, một nhân viên của tổ chức nhân đạo Surgir (Thụy Sĩ) vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm để giải thoát cô gái bị chính gia đình tẩm xăng đốt cho kỳ chết. Souad được đưa ra khỏi Palestine và cô là một trong những nạn nhân ít ỏi còn giữ được mạng sống, dù phải từ bỏ quê hương vĩnh viễn. Souad đã từng ngày vượt qua khỏi những năm tháng tủi nhục, vượt qua nỗi đau thân xác dày vò, bắt đầu cuộc sống mới với người chồng tuyệt vời và những đứa con đáng yêu.
Một cô gái quê sống trong cảnh bị hành hạ dã man, bị phân biệt nam nữ, bị chính người thân trong gia đình mình đẩy đến chỗ chết. Nhưng sau đó là những nghị lực của cô gái trẻ cùng với sự giúp đỡ của nhân viên trong tổ chức nhân đạo. Cô bị thiêu sống nhưng trái tim cô vẫn sống, khao khát tự do và giờ cô đang hạnh phúc
Các bạn chắc không còn xa lạ gì với những cảnh bạo hành gia đình mà nạn nhân chính là những người phụ nữ
Phụ nữ cũng là con người, là một phần của thế giới, họ có quyền được sống, học tập và làm việc như bất cứ người đàn ông nào, họ xứng đáng được nâng niu và hưởng những thứ mà chính đôi tay họ làm ra
Nhưng với thế kỷ 21 văn minh hiện đại như ngày nay, vẫn không thiếu những nơi còn đậm hủ tục, xem phụ nữ không bằng đàn ông, họ bị đánh đập, hành hạ và bị xem giống như một món đồ để trao đổi, thậm chí họ còn có thể bị những người thân của mình…bắt phải chết
Bị thiêu sống – cuốn hồi ký có thật của cô gái lấy cái tên là Souad từng sống ở ngôi làng hẻo lánh xứ Cisjordaine, Palestine được ví như một hồi chuông thức tỉnh nhân loại về quyền phụ nữ
Sẽ thế nào khi bạn nghe kể về câu chuyện thế này: Có một cô gái từ khi sinh ra đã bị khinh rẻ, xem như nô lệ, bị hành hạ dã man hàng chục năm, không được đến trường, chỉ ao ước được như thằng em trai của mình, được cắp sách đi học, được hưởng những quyền lợi mà chỉ có đàn ông mới được phép có. Cô cùng mẹ, các chị em gái phải làm việc quần quật từ sáng đến tối trên cánh đồng, trên vườn nhà, trong xó bếp, chuồng cừu… Chỉ cần cô gái nói chuyện với người đàn ông ngoài gia đình, cô ta sẽ bị kết tội là charmuta (con đĩ) và mang nỗi nhục suốt đời. Rồi còn khủng khiếp hơn khi cô biết được mẹ mình sau khi sinh quá nhiều con gái đã phải tự tay giết lần lượt những đứa con để lại trong tâm trí Souad nỗi ám ảnh và cái tư tưởng – sinh ra là con gái, điều đó có nghĩa là suốt đời phải cúi đầu vâng lệnh, nghe theo mọi chỉ dẫn, sai khiến của cha, anh em trai và sau này là người chồng. Khi đã đến tuổi vừa chín của người con gái, cô chỉ có suy nghĩ duy nhất là muốn được lấy chồng để thoát khỏi cuộc sống hiện tại, nhưng vì người chị trước của cô chưa lấy chồng nên cô chưa đến lượt. Tuyệt vọng, cô tìm mọi cách quyến rũ một người đàn ông, kết quả là cô có thai, bị người tình bỏ rơi và bị trừng phạt “vì danh dự” của dòng tộc. Souad đã bị thiêu sống. Mọi thứ diễn ra quá nhanh, Souad không chết, cô được dập tắt lửa kịp thời nhưng từng lớp da thịt của cô bị nhiễm trùng, đau rát. Cô chưa chết và dĩ nhiên mọi chuyện vẫn chưa kết thúc – vì cái danh dự của dòng tộc vẫn bị bôi nhọ, chính bố mẹ đẻ của cô đã mang thuốc độc đến bệnh viện bắt cô uống nhưng cũng may là được phát hiện kịp thời, cô vẫn còn sống
Jacqueline, một nhân viên của tổ chức nhân đạo Surgir (Thụy Sĩ) vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm để giải thoát cô gái bị chính gia đình tẩm xăng đốt cho kỳ chết. Souad được đưa ra khỏi Palestine và cô là một trong những nạn nhân ít ỏi còn giữ được mạng sống, dù phải từ bỏ quê hương vĩnh viễn. Souad đã từng ngày vượt qua khỏi những năm tháng tủi nhục, vượt qua nỗi đau thân xác dày vò, bắt đầu cuộc sống mới với người chồng tuyệt vời và những đứa con đáng yêu.
“Souad bị thiêu sống” không chỉ thu hút độc giả qua giọng văn giản dị, truyền cảm mà còn là sức hấp dẫn đặc biệt từ thực tế khiến cho người đọc không khỏi rùng mình. Nhà văn Marie Thérèse Cuny, người cộng tác với nhân chứng Souad thực hiện cuốn Bị thiêu sống, nhận xét: “Souad là người phát ngôn cho tất cả phụ nữ trên toàn thế giới là nạn nhân của thứ luật hà khắc do đàn ông đặt ra. Cô chính là vị anh hùng. Tôi rất vinh hạnh là người chấp bút cho cô”.
Khi đọc những trang đầu của cuốn hồi ký, tôi tưởng như mọi thứ xung quanh cô gái hết sức bình thường, cũng có những tập tục kì lạ nhưng tôi nghĩ đơn giản là chắc đất nước người ta là vậy. Nhưng không, càng đọc những trang sau tôi lại càng cảm thấy thương cảm cho số phận người con gái tội nghiệp và cũng thật khâm phục ý chí kiên cường của cô.
Cuộc sống là do chính mình quyết định, không ai có quyền ngăn cấm hay bắt buộc mình phải làm theo họ. Hãy mạnh mẽ và vượt qua những khó khăn. Bạn sẽ làm được! Không gì là không thể
Leave a Reply