Bạn nghĩ thế nào về văn hóa thần tượng
Không khó để bắt gặp tình huống hỗn loạn mỗi khi thần tượng về Việt Nam. Nào là la hét, reo hò đến ôm nhau khóc lóc, có người còn bị ngất,.. Ðáng buồn hơn, có bạn trẻ còn lên mạng xã hội chửi bới cả bố mẹ vì không cho tiền mua vé đi gặp thần tượng… Không chỉ fan nữ dễ bị xúc động và kích động, mà ngay cả fan nam cũng gào khóc khi nhìn thấy các cô gái của nhóm T-ara vào năm 2012. Cũng tháng 3 năm đó,
Ngày nay khi làn sóng thần tượng đổ bộ vào Việt Nam thì vấn đề “ Văn hóa thần tượng” lại ngày càng trở nên nhức nhói.
Thần tượng là gì ?
Thần tượng thực chất là hình ảnh đẹp mà còn người muốn vươn tới, nó chính là hình mẫu chân- thiện- mĩ. Thần tượng có thể là người tầm thường trong mắt người nãy nhưng lại vỹ đại trong mắt người khác. Thần tượng cũng có thể chính là cha, mẹ người tần tảo nuôi bạn sớm hôm.
“Cuồng” thần tượng là gì ?
Tuy nhiên ý nghĩa thần tương ngày nay đã bị sai lệch quá nhiều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, điển hình có thể kể đến fan cuồng Kpop.
Kpop là nền âm nhạc đổ bộ vào Việt Nam khá nhanh và có sức ảnh hưởng rộng, hàng loạt những thần tượng hay còn gọi là idol đã ra đời như: Big Bang, T-Ara, SNSD, EXO…
Không khó để bắt gặp tình huống hỗn loạn mỗi khi thần tượng về Việt Nam. Nào là la hét, reo hò đến ôm nhau khóc lóc, có người còn bị ngất,.. Ðáng buồn hơn, có bạn trẻ còn lên mạng xã hội chửi bới cả bố mẹ vì không cho tiền mua vé đi gặp thần tượng… Không chỉ fan nữ dễ bị xúc động và kích động, mà ngay cả fan nam cũng gào khóc khi nhìn thấy các cô gái của nhóm T-ara vào năm 2012. Cũng tháng 3 năm đó, các fan của Super Junior đã làm nên một cảnh tượng hãi hùng khi đuổi theo xe chở nhóm nhạc này sau khi kết thúc đêm nhạc tại Hà Nội đang trên đường cao tốc ra sân bay bất chấp an toàn của bản thân. Hình ảnh fan vật vờ ở sân bay, khách sạn tới tận đêm khuya, suýt bị “dìm” chết trong biển người… đã trở nên quen thuộc.
Fan bật khóc khi gặp idol ( Internet)
Người Việt nhìn vào chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Bạn bè quốc tế nhìn vào thì họ sẽ đánh giá như thế nào về giới trẻ Việt Nam.
Hãy thần tượng có văn hóa.
Thần tượng không phải xấu. Thần tượng tức là bạn đang biết tôn trọng và đánh giá cao những tài năng, nét đẹp của người khác.
Bạn hãy xem thần tượng như một động lực để bạn phấn đấu tự làm cho mình tốt hơn, giỏi hơn và đẹp hơn. Như vậy không đồng nghĩ với việc bạn chạy theo thần tượng một cách mù quáng, phải biết chọ lọc cái tốt nhất cho mình.
Thần tượng phải có giới hạn đừng quên ăn, quên ngủ vì nó cũng đừng làm tổn thương người khác hay thậm chí là tổn thương chính bản thân mình vì điều này.
Nhu cầu tiếp cận với văn hóa toàn cầu là một nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên dù có hòa nhập, tiếp thu như thế nào thì vẫn phải cố gắng gìn giữ bản sắc của dân tộc, giữ gìn những giá trị tinh thần của cha ông. Mỗi vấn đề luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực do đó để đánh giá một cách chính xác nhất, cần có những cái nhìn đúng đắn và khách quan nhất. Chắc chắn rằng, việc thần tượng như thế nào sẽ còn là câu chuyện khiến mọi người phải tranh luận và bàn cãi trong thời gian dài.
Leave a Reply