Phải sáng tạo nếu như bạn muốn mình thật vượt trội
Đây cũng là lúc bạn cần tham khảo ý kiến mọi người, nhất là những người hoạt động trong cùng lĩnh vực. Đừng bao giờ ngần ngại học hỏi người khác, hãy học tính tò mò của trẻ con. Hãy thu thập mọi thông tin trong khả năng của bạn. Sau đó loại bỏ dần những phần không liên quan, chỉ giữ lại thông tin hữu ích và cần thiết.
Để sống sót, bạn phải bắt nhịp với guồng biến đổi chung, nhưng nếu muốn vượt trội bạn phải sáng tạo.
Từ lúc bạn nảy sinh ý tưởng sáng tạo cho đến khi bạn hoàn tất công đoạn cuối cùng để biến nó thành hiện thực có thể là một chặng đường rất dài. Bằng cách phân ra các giai đoạn của quá trình sáng tạo, phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn ứng biến với những ý tưởng mới và hiện thực hóa chúng.
Phân tích và chuẩn bị
Bạn phải xem thử trong lĩnh vực bạn muốn tạo dấu ấn, người khác đã làm được gì. Có những sách báo, tài liệu nào về chủ đề bạn quan tâm. Có khía cạnh nào mà chưa từng ai đề cập không (đây là điểm quan trọng nhất). Liệu bạn có thể làm được một việc mà cho đến giờ chưa ai làm? Nếu có, rõ ràng bạn đã tạo ra một sản phẩm mới. Đây là giai đoạn quan trọng nhất bởi nó xác định các yếu tố đánh giá mức độ sáng tạo của công việc bạn làm.
Đây cũng là lúc bạn cần tham khảo ý kiến mọi người, nhất là những người hoạt động trong cùng lĩnh vực. Đừng bao giờ ngần ngại học hỏi người khác, hãy học tính tò mò của trẻ con. Hãy thu thập mọi thông tin trong khả năng của bạn. Sau đó loại bỏ dần những phần không liên quan, chỉ giữ lại thông tin hữu ích và cần thiết.
Ở giai đoạn này bạn có thể phân tích và xác định được điểm mạnh, điểm yếu. Bạn có thể thực hiện một bản phân tích điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức thích hợp để xem thử sản phẩm của mình phù hợp, hiệu quả và mới mẻ đến mức độ nào.
Khám phá và thử nghiệm: Mở rộng hơn nữa
Sau khi xác định các yếu tố cơ bản, đã đến lúc bạn thử nghiệm – dù cho có bị coi là kẻ ngốc cũng chẳng sao. Khi nấu ăn, bạn chuẩn bị sẵn nguyên liệu rồi cho vào nồi – sau đó bạn có thể cho thêm vài giọt chanh. Trong khi món ăn sôi lên sùng sục, hãy múc một thìa nhỏ và nếm thử. Nghe có vẻ chưa hợp khẩu vị lắm, bạn cho thêm ít hạt tiêu. Nếu vẫn chưa hài lòng, bạn lại thêm một ít tương ớt nữa, cứ như vậy cho đến khi nào bạn cảm thấy vừa ý.
Thử nghiệm là khía cạnh quan trọng hàng đầu của tính sáng tạo. Càng vượt xa giới hạn khuôn khổ, bạn sẽ càng khác biệt so với người khác. Đừng ngại bước chệch khỏi quỹ đạo thường nhật. Trên thực tế, ai ai cũng có thể nghiên cứu và phân tích. Nhưng chỉ những người dũng cảm mới dám thử nghiệm. Họ chính là những người sáng tạo.
Phê bình và cải thiện
Đánh giá công việc bạn làm cũng là một khâu quan trọng, nhất là khi bạn muốn cải thiện nó. Đây cũng là một bước lặp đi lặp lại của quy trình, bởi lẽ đổi mới không phải là sự kiện nhất thời. Phải thử nghiệm và kiểm tra hết lần này đến lần khác. Bạn nên nhớ rằng Thomas Edison đã thất bại đến 999 lần trước khi phát minh ra bóng đèn điện.
Bạn cần động não, hỏi người xung quanh xem họ đã làm được những gì rồi. Hãy để người khác nếm thử món ăn của bạn và nói: “Tôi nghĩ bạn nên nấu lâu thêm tí nữa và cho thêm một ít muối, một ít mì chính”. Với hai bước đơn giản này, bạn đã làm cho món ăn của mình có vị khác lạ.
Nghiền ngẫm
Sau khi khám phá, thử nghiệm và đánh giá công việc của mình, bạn đã thấm nhuần ý tưởng. Ý tưởng đó đã trở thành một phần thể xác và tâm hồn bạn. Đến giai đoạn này, bạn cần tách mình khỏi công việc, nhìn nhận nó một cách khách quan như là “bên thứ ba”. Nói cách khác, hãy nghiền ngẫm – xem xét lại. Sự nghiền ngẫm, trong địa hạt của sự sáng tạo sẽ giúp bạn thẩm thấu và hiểu thấu đáo toàn bộ ý tưởng của mình.
Nắm lấy những khoảnh khắc bất chợt
Giai đoạn này có phần trái ngược với giai đoạn nghiền ngẫm ở trên. Đôi khi có những ý tưởng chợt đến vào bất cứ thời điểm nào. Hiện tượng này thường xảy đến khi tâm trí bạn hoàn toàn ko vướng bận. Đây là giai đoạn “mặc kệ” trong chốc lát. Quá trình nghiền ngẫm vẫn diễn ra ở bề sâu, tiềm thức bạn vẫn tiếp tục nghiên cứu về chủ đề đó mọi lúc mọi nơi, có thể bạn sẽ nảy ra ý tưởng mới, cách tiếp cận mới, đôi khi là những giải pháp hoàn toàn mới.
Hãy nhớ rằng ý nghĩ chỉ bất chợt nảy ra khi bạn hoàn toàn để tâm đến công việc và bạn say mê tìm hướng đi cho ý tưởng, sản phẩm của mình. “Ý tưởng đến với bạn khi bạn kiếm tìm chúng”. Westing House nghĩ ra phanh khí nén khi ông đọc một bài báo đưa tin các kỹ sư sử dụng lực khí nén để xây dựng đường hầm. Tôi dám chắc rằng trong khi Archimedes đang tắm trong bồn tắm rồi bất chợt reo lên “Ơrêka”, tâm trí ông đang mải mê nghĩ về những tạp chất trong chiếc vương miện vàng ròng chứ không phải mơ tưởng đến món bánh mì kẹp của McDonalds. Ông không ngừng suy nghĩ về bài toán được đặt ra cho mình và nhờ đó ông đã tìm ra giải pháp.
Đánh bóng và tô vẽ cho đẹp lên
Khi bạn viết báo hay sách, bạn phải trải qua vài lần sửa bản thảo. Quy trình là viết, sửa, sửa lại. Các bước ban đầu nhằm: “Khám phá đứa trẻ trong tâm hồn bạn”, “Nắm lấy những khoảnh khắc bất chợt” hoặc “Bước chệch khỏi quỹ đạo thường nhật”.
Khi bạn dã hoàn tất các công đoạn và sắp cho ra sản phẩm, có thể bạn phải nấu nướng lâu hơn một chút, trang hoàng món ăn thêm một chút hoặc rải thêm mứt lên chiếc bánh. Đây là thời điểm bạn tô vẽ, đánh bóng để sản phẩm của mình hoàn thiện hẳn.
“Yếu tố quan trọng nhất của sáng tạo chính là động cơ thôi thúc bạn tạo ra điều gì đó khác biệt” – Teresa Amabile.
Leave a Reply