Để trở thành người giỏi lắng nghe đâu là bí quyết

Trong những tình huống bạn cảm thấy hơi không thoải mái (chẳng hạn như trong một sự kiện networking), bạn sẽ có xu hướng khoanh tay lại, đặt tay lên túi xách hoặc thể hiện các hành vi lo lắng khác. Những rào cản về cơ thể này có thể khiến những người khảc chán nản, không muốn tiếp cận bạn.

Nếu bạn dành thời gian lắng nghe những gì người khác bắt buộc phải nói ra – nhất là nhân viên, khách hàng đưa ra những ý kiến phản hồi vô giá – bạn sẽ tạo được những người trung thành với thương hiệu của bạn. Đừng đánh giá hay chỉ trích, hãy chỉ lắng nghe thôi.

145163_15__26653_266_3389890

Dưới đây là 5 bí quyết để bạn làm điều đó một cách hiệu quả:

1. Thể hiện ngôn ngữ cơ thể của bạn

Ngôn ngữ cơ thể của bạn hé lộ sự quan tâm hay không quan tâm tới câu chuyện. Khi chăm chú lắng nghe ai đó, hãy cúi người nhẹ về phía trước và duy trì tiếp xúc bằng mắt. Một nụ cười mỉm và thỉnh thoảng gật đầu cũng cho thấy rằng bạn đang quan tâm và gắn kết với câu chuyện.

Trong những tình huống bạn cảm thấy hơi không thoải mái (chẳng hạn như trong một sự kiện networking), bạn sẽ có xu hướng khoanh tay lại, đặt tay lên túi xách hoặc thể hiện các hành vi lo lắng khác. Những rào cản về cơ thể này có thể khiến những người khảc chán nản, không muốn tiếp cận bạn.

2. Duy trì sự gắn kết

Nếu bạn đang ở trong một khu vực đông người, hãy tập trung hơn vào người đang ở gần bạn nhất và bớt tập trung tới những điều đang diễn ra xung quanh. Tương tự như vậy, khi đang nói chuyện điện thoại, hãy quay lưng lại màn hình máy tính và dành sự chú tâm tuyệt đối cho người mà bạn đang nói chuyện. Khi bạn bị phân tâm bởi các thiết bị công nghệ, những người khác có thể cảm thấy họ không quan trọng đối với bạn.

3. Chống lại sự thôi thúc phải ngắt lời

Bạn có thể rất muốn kết thúc câu nói của ai đó để cho thấy rằng bạn đã hiểu ý họ, nhưng việc này lại bị xem là thô lỗ. Lắng nghe sẽ tạo dựng lòng tin. Nếu bạn ngắt lời ai đó – ngay cả khi vì mục đích tốt – thì bạn đã từ chối cơ hội để người nói bộc lộ tất cả cảm xúc và quan điểm của họ. Để đảm bảo rằng bạn sẽ không ngắt lời ai đó, hãy luôn dừng lại một vài giây trước khi đáp lại.

4. Đặt câu hỏi

Những từ có sức mạnh nhất trong một cuộc trò chuyện là “Hãy nói tôi nghe đi”. Mọi người sẽ rất phấn khích nếu bạn đưa ra những câu hỏi đúng chỗ và lắng nghe chăm chú những phản ứng của họ. Nếu bạn dành sự quan tâm tích cực tới cuộc sống của những người khác, họ sẽ đáp lại bằng thiện ý.

Những câu hỏi mở sẽ trao những cơ hội tốt nhất cho mọi người nói thêm về chủ đề đó và sẽ khiến cuộc trò chuyện diễn ra trơn tru. Nếu bạn không hiểu ý người đang nói, hãy yêu cầu họ làm rõ hoặc đưa ví dụ cụ thể.

5. Thực hành lắng nghe một cách đồng cảm

Đừng chỉ lắng nghe bằng đôi tai của bạn, hãy lắng nghe bằng đôi mắt và cả trái tim nữa. Bạn không nhất thiết phải tán đồng với người nói, nhưng hãy tưởng tượng xem họ sẽ cảm nhận thế nào. Hãy đặt bản thân bạn vào vị trí của người khác để có thể hiểu hoàn toàn quan điểm của họ.

Không may là, hầu hết mọi người không lắng nghe để hiểu, họ lắng nghe để đáp lời. Đừng tập trung vào những gì bạn sắp nói. Nó sẽ làm xao lãng và cản trở cuộc trò chuyện. Hãy tập trung vào câu chuyện của người nói. Hãy tự hỏi bản thân: “Tôi sẽ cảm thấy thế nào nếu điều này xảy đến với tôi?”. Và khi bạn đã hoàn toàn thấm nhuần những gì người đó nói, hãy đáp lại một cách thận trọng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *