Lắng nghe – chính là nghệ thuật kết nối đỉnh cao
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dưới 2% những người có chuyên môn được giáo dục chính thức về cách lắng nghe. Chúng ta lắng nghe với tốc độ 125-150 từ /phút nhưng lại suy nghĩ với tốc độ 1.000-3.000 từ/phút. Mục đích của việc trò chuyện với ai đó là kết nối và hiểu biết lẫn nhau, điều đó sẽ giúp chúng ta tìm được cơ sở chung để hiểu chính chúng ta. Sự thật là hầu hết chúng ta đang nghe để đáp lại trong khi đáng ra chúng ta nên nghe để hiểu.
“Chúng ta có hai tai và chỉ có một chiếc lưỡi để nghe nhiều hơn và nói ít đi” – Diogenes Laërtius . Dù bạn ở vị trí nào, thì luôn có ai đó đã sống nhiều hơn, lãnh đạo lâu hơn, và yêu sâu sắc hơn. Hãy mở rộng đôi tai của bạn với thế giới, đặt bản thân vào hoàn cảnh của người đang ở trước mặt bạn, và hãy cất điện thoại di động đi.
Cách mạnh mẽ nhất để tạo ra mối kết nối ngay lập tức với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và mọi người bạn gặp thật đơn giản: Hãy im lặng và lắng nghe.
Nghe và lắng nghe. Những người có thể thực sự hiểu được nghệ thuật lắng nghe có lợi thế cạnh tranh to lớn trong cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân. Hãy thử ngẫm lại các cuộc trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp và đối tác của bạn.
Ai đang nói nhiều nhất? Nếu đó là bạn, thì hãy đọc tiếp. Nếu không phải… thì hãy cứ đọc tiếp.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dưới 2% những người có chuyên môn được giáo dục chính thức về cách lắng nghe. Chúng ta lắng nghe với tốc độ 125-150 từ /phút nhưng lại suy nghĩ với tốc độ 1.000-3.000 từ/phút. Mục đích của việc trò chuyện với ai đó là kết nối và hiểu biết lẫn nhau, điều đó sẽ giúp chúng ta tìm được cơ sở chung để hiểu chính chúng ta. Sự thật là hầu hết chúng ta đang nghe để đáp lại trong khi đáng ra chúng ta nên nghe để hiểu.
“Hầu hết mọi người không lắng nghe với mục đích để hiểu, họ lắng nghe với mục đích để trả lời” – Stephen R. Covey
Thông tin là sức mạnh. Vì thông tin là một lợi thế cạnh tranh đầy sức mạnh nên bạn cần sử dụng thời gian thật khôn ngoan để có nhiều thông tin hơn. Chúng ta nên dành thời gian học hỏi từ những người khác. Mọi người đều có điều gì đó có thể dạy chúng ta, dù họ là ai và đến từ đâu.
Lần cuối bạn học được bài học giá trị bằng cách nói đến mức cứng cả hàm là lúc nào? Với việc nói và lắng nghe, tôi tuân theo quy tắc 80/20. Khi bạn tham gia một cuộc gặp gỡ hoặc tham dự một sự kiện kết nối, hãy lắng nghe 80% và nói 20% thời gian.
Quy luật bất thành văn là, trừ khi bạn có quyền chia sẻ suy nghĩ của mình, chẳng hạn với những người bạn thân, gia đình hoặc người dẫn dắt, hãy ngừng nói và lắng nghe. Đây là một việc làm đầy sức mạnh đối với việc xây dựng một mối quan hệ mạnh với mọi người mà bạn gặp.
Lắng nghe để được nghe. Tất cả chúng ta đều muốn người khác nghe mình. Đó là nhu cầu cơ bản của con người.
Bạn đã từng gặp ai đó dường như hiểu mọi điều bạn nói và khiến bạn cảm thấy như mình là người duy nhất trong phòng? Họ chỉ gật đầu và nhắc lại những điều bạn vừa nói và chia sẻ một câu chuyện cá nhân dường như tương tự với câu chuyện của bạn.
Có lẽ họ chỉ nói ra chưa tới 50 từ trong suốt cuộc trò chuyện. Thế nhưng khi rời đi, bạn lại có cảm nhận tuyệt vời về trí thông minh, các kỹ năng giao tiếp và kết nối của họ vì họ quan tâm thực sự. Họ hỏi những câu hỏi sâu sắc hơn. Họ chia sẻ sự tương đồng với bạn và điều đó tạo ra sức hút giao tiếp của họ.
“Một người chỉ thích bạn mình khi họ có mức độ liên hệ và kết nối gần với tính cách của anh ta” – Anuj Somany
Tôi không nói rằng tất cả điều này là dễ dàng nhưng lắng nghe là một nghệ thuật mà mọi nhà lãnh đạo truyền cảm hứng cần để dẫn dắt người khác. Mặc dù có một số người có thể bị ấn tượng với việc bạn có thể nói tốt đến đâu, nhưng họ cũng thực sự quan tâm tới việc bạn có thể lắng nghe tốt tới đâu.
Dù bạn ở vị trí nào, thì luôn có ai đó đã sống nhiều hơn, lãnh đạo lâu hơn, cầu nguyện nhiều hơn và yêu sâu sắc hơn. Hãy mở rộng đôi tai của bạn với thế giới, đặt bản thân vào hoàn cảnh của người đang ở trước mặt bạn, và hãy cất điện thoại di động đi.
Từ lắng nghe (listen) và im lặng (silent) trong tiếng Anh có cùng các chữ cái vì lý do đó.
Leave a Reply