Thông minh làm ra vẻ ngu ngốc chính là nghệ thuật đối nhân xử thế

Lão Tử đã đưa “nghệ thuật hồ đồ” lên trình độ lý luận. Ông nói: “Thiên hạ đều thông thái, chỉ có ta là ngu muội”. Chữ Đạo trong triết học Lão Tử là “nhìn nhưng không thấy, nghe nhưng không rõ”, xem ra có vẻ hồ đồ nhưng thực ra chẳng hồ đồ chút nào. Còn Trang Tử lại nói: “Người biết mình ngu chẳng ngu đâu, người biết mình mù mờ chẳng mù mờ đâu”. Người Trung quốc xưa nay vẫn có quan điểm biện chứng đối với “trí” và “ngu”.

Ðối nhân xử thế là cả một nghệ thuật mà bạn cần phải học hỏi. Đôi khi phải mềm nắn, rắn buông, có lúc lại giả câm giả điếc để thu phục lòng người. Tại sao đôi khi thông minh phải làm ra vẻ ngu ngốc? Làm thế nào để ứng xử trở thành một nghệ thuật giúp bạn thành công?

ky-nang-song-doi-nhan-xu-the-giup-cuoc-song-binh-than-hon-moi-nguoi-nen-biet4
1. Làm ra vẻ hồ đồ

Trong xử thế, bạn cần dùng trí thông minh cân nhắc lợi hại, tránh bị hớ với người khác. Con người ra sống trên đời có lúc phải dùng tĩnh chế động, làm ra vẻ mù mờ, hồ đồ, không biết gì cả. Cái quý giá của con người là vừa có trí thông minh lại vừa có trí ngu độn.

Lão Tử đã đưa “nghệ thuật hồ đồ” lên trình độ lý luận. Ông nói: “Thiên hạ đều thông thái, chỉ có ta là ngu muội”. Chữ Đạo trong triết học Lão Tử là “nhìn nhưng không thấy, nghe nhưng không rõ”, xem ra có vẻ hồ đồ nhưng thực ra chẳng hồ đồ chút nào. Còn Trang Tử lại nói: “Người biết mình ngu chẳng ngu đâu, người biết mình mù mờ chẳng mù mờ đâu”. Người Trung quốc xưa nay vẫn có quan điểm biện chứng đối với “trí” và “ngu”.

Trong truyện Tam quốc, khi Lưu Bị đang thất thế phải núp bóng Tào Tháo, một hôm, hai người ngồi uống rượu có bàn chuyện ai là anh hùng thời nay, Lưu Bị làm ra vẻ hèn kém nên thoát nạn. Khi Tào Sảng (con Tào Tháo) và Tư Mã Ý tranh chấp quyền lực, Tư Mã Ý đã giả ốm đau, đầu óc mù mờ, sau đó giết được đối thủ.

Thông minh và hồ đồ là một nghệ thuật không thể thiếu trong xử thế.

2. Con người sợ nổi tiếng, con lợn sợ béo

Trong , người ta chủ trương thực hiện mặt dày tim đen. Đó là một thứ tài sản quý giá, ai có được nó sẽ được người đời ngưỡng mộ, noi theo, nhưng vẫn có thể bị người khác ganh tỵ. Bạn không nên tùy tiện để lộ tài cán của mình.

Cổ nhân có câu “Con người sợ nổi tiếng, con lợn sợ béo”, nổi tiếng thường dễ mang lại nhiều điều phiền toái, lợn béo dễ bị sớm làm thịt.

3. Mặt dày tim đen, thúc đẩy trơn tru

Thúc và đẩy là một kỹ xảo xử thế tuyệt diệu của con người. Hiểu biết được nó, bạn mới xử thế được khéo léo và trơn tru. Hàm nghĩa cơ bản của thúc đẩy là trong quá trình thực hiện mục tiêu đã định hoặc mục tiêu mới không nên dùng biện pháp trực tiếp để khắc phục trở ngại, khó khăn, thay vào dó nên vận dụng các nhân tố “thời không” để hóa giải hoặc xóa bỏ những nhân tố gây ra trở ngại, khó khăn.

Phạm trù vận dụng của thúc đẩy rất rộng, lớn là quyết sách vĩ mô, nhỏ là chuyện trò, đàm đạo, dài tới vài năm, ngắn chỉ dăm bảy phút. Khi vận dụng, bạn cần chú ý hai điểm chính sau:

Có mặt dày tim đen mới thúc đẩy được chót lọt.

Khi có người yêu cầu bạn giải quyết một việc gì đó mà bạn hoàn toàn chưa biết gì về nó, đương nhiên bạn không thể trả lời dứt khoát được. Bạn nên nói, xin đợi tôi tìm hiểu rõ tình hình rồi sẽ trả lời.
Là người lãnh đạo, bạn không nên bao biện công việc của cấp dưới, việc của cấp dưới xin bạn cứ cho họ làm. Việc nào cấp dưới cảm thấy khó giải quyết, bạn không nên vội vàng xử trí, trước hết nên để họ nêu ý kiến xử lý rồi bạn mới đưa ra ý kiến của mình.

4. Thúc đẩy phải đúng mức, đúng độ

Trong vận dụng nghệ thuật thúc đẩy, trước hết phải căn cứ vào điều kiện khách quan để sử dụng phương pháp cho thích hợp. Ví dụ, khi cấp trên chưa hiểu rõ một vấn đề gì đó, hoặc gặp khó khăn ghê gớm, hoặc khi thảo luận không đạt được ý kiến thống nhất. Lúc đó, bạn nên áp dụng biện pháp “treo bóng”, tức là tạm thời gác lại chưa vội giải quyết ngay.

Trong số các đồng nghiệp và cấp dưới, thường có một số người khó gần hoặc bảo thủ, thô lỗ, ác khẩu. Lúc này, bạn cần dùng nghệ thuật thúc đẩy để tạm làm cho không khí hòa dịu, đợi thời gian và hiện thực trả lời.

Là người lãnh đạo, khi gặp việc quan trọng cần xử lý ngay, không nên đẩy cho cấp dưới. Ngoài ra, trong giải quyết công việc cần chú ý đến đối tượng có đặc điểm gì, cá tính thế nào. Khi giải quyết hoặc bàn bạc công việc với người có cá tính nỏng nảy hoặc thô lỗ, tốt nhất bạn không nên thúc, thúc ép họ dễ hỏng việc.

5. Chớ có mắc tội với kẻ tiểu nhân

Trong đời sống ai cũng có thể gặp phải kẻ tiểu nhân. Khi phải làm việc với họ, bạn không nên cả tin mà nên thủ thế đề phòng, có tránh đối chọi trực diện.

Tiểu nhân là những kẻ kém phẩm chất, bụng dạ hẹp hòi, hay dùng thủ đoạn, tự tư tự lợi, hay kèn cựa, ganh tị, khích bác, gây chuyện, thù dai…

6. Làm đường thông thoáng, không xây tường rào

Sống trên đời, ta không nên có nhiều kẻ thù. Nếu có nhiều kẻ thù, không gian sinh tồn của ta sẽ bị thu hẹp lại. Thế giới này nhỏ bé lắm, đồng nghiệp hôm nay bị bạn nói xấu với cấp trên rất có thể ngày mai lại làm việc trong công ty mới có bạn làm cùng. Lúc đó, bạn sẽ xử trí ra sao? Thế là bạn đã đẩy mình vào một tình trạng nguy hiểm rồi. Nếu người đó bây giờ lại có chức quyền cao hơn bạn, tình hình càng thêm trầm trọng.

Trong giao du, bạn nên để lại một hình tượng tốt đẹp Cổ nhân có câu: “Thêm một người bạn là thêm một con đường, bớt một kẻ thù là bớt một bức tường rào”. Bạn nên áp dụng 6 phương pháp dưới đây:

– Tự trách mình, tự phê bình

– Chủ động dàn hòa, giải tỏa hiềm khích

– Tránh tranh cãi, giữ thái độ bình tĩnh

– Nhờ trung gian dàn hòa

– Có thể trò chuyện, dàn hòa qua điện thoại.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *