Các nhà lãnh đạo tài giỏi ai cũng biết những điều này

Học tập, chính là học, học nữa, học mãi, là niềm đam mê học tập suốt đời. Bộ não con người có xu hướng tự động kết nối sáng tạo và niềm tin để lấp đầy những khoảng trống do thiếu hụt thông tin. Chúng ta phải biết và chấp nhận sự thiếu hụt này, có những chân lý mà sau này mãi chúng ta mới biết được.

Nhà lãnh đạo luôn phải đưa ra những quyết định sáng suốt, và họ luôn cần phải học hỏi để có đầy đủ yếu tố cần thiết cho nhà quản trị ra quyết định chính xác.
Tỷ phú Jack Ma chủ tịch tập đoàn Alibaba, ông sinh ra trong một gia đình nghèo, từng trượt 2 lần đại học và bị hàng chục công ty từ chối trước khi thành công với công ty thứ ba chính là tập đoàn Alibaba và giờ đây ông chính là người giàu nhất, nhì châu Á.

Jack Ma, founder and chief operating officer of Alibaba Group., smiles during an interview, in New York, March 12, 2009.    REUTERS/Chip East (UNITED STATES BUSINESS HEADSHOT SCI TECH) - RTXCPBU

Jack Ma, founder and chief operating officer of Alibaba Group., smiles during an interview, in New York, March 12, 2009. REUTERS/Chip East (UNITED STATES BUSINESS HEADSHOT SCI TECH) – RTXCPBU


Jack Ma người vượt lên từ khó khăn

Bà ZhangYing,vợ của ông Jack Ma cho biết: Jack Ma không phải người đẹp trai nhưng ông ấy có thể làm nhiều thứ mà những người đàn ông đẹp trai khác không làm được. Một trong những điều đó là khả năng học hỏi. Jack Ma là người rất cầu thị. Khi còn là thiếu niên, ông ấy đều đặn dậy sớm mỗi ngày để làm hướng dẫn viên cho khách du lịch tham quan Hàng Châu nhằm trau dồi khả năng tiếng Anh”.

Trong lĩnh vực kinh doanh Jack Ma thường hay nói rằng: Bạn nên học hỏi từ các đối thủ, nhưng đừng nên sao chép họ, nếu không, bãn sẽ chết!

Để điều hành một doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần học hỏi những gì?

1. Những điều chưa biết

Học tập, chính là học, học nữa, học mãi, là niềm đam mê học tập suốt đời. Bộ não con người có xu hướng tự động kết nối sáng tạo và niềm tin để lấp đầy những khoảng trống do thiếu hụt thông tin. Chúng ta phải biết và chấp nhận sự thiếu hụt này, có những chân lý mà sau này mãi chúng ta mới biết được.

Muốn có những bài học hiệu quả, một nhà quản trị nên trò chuyện với các chuyên gia, khách hàng và đồng nghiệp. Tại sao đối thủ có thể đầu tư mạnh vào một sản phẩm hay dịch vụ mà nhà lãnh đạo cho là đã lỗi thời? Nếu bản thân không học hỏi thì có thể sẽ ra những quyết định không chính xác và lờ đi những thông tin chính xác.

2. Nhận biết thời điểm thích hợp để hành động

Đưa ra quyết định nhưng hành động sai thời điểm có thể khiến nhà lãnh đạo phải trả giá đắt. Là một nhà tiên phong trong một lĩnh vực, các quyết định của nhà lãnh đạo có thể dành được nhiều khách hàng, chiếm được lợi thế trong phân khúc thị trường. Ngày nay, công nghệ phát triển và mọi thứ thay đổi nhanh chóng, lợi thế tiên phong sẽ biến mất khi đối thủ cạnh tranh tiếp cận thành công với các giải pháp công nghệ mới nhất, rẻ nhất và tốt nhất. Đây chính là cách thị trường đang vươn lên để trở thành những ngôi sao công nghệ. Ví dụ điển hình nhất là câu chuyện của quốc gia Estonia- đây là quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng thẻ cư trú kỹ thuật số.

Trong thời đại mà lợi thế của người dẫn đầu giảm đi, nhà lãnh đạo cần học cách nhận biết thời điểm khi nào nên chờ đợi hay tiếp tục khi có thời điểm thích hợp nhất để hành động cho các quyết định.

3. Cách đối diện với những quyết định trong quá khứ

Đánh giá những quyết định trong quá khứ có thể giúp nhà lãnh đạo học hỏi thêm hay rút kinh nghiệm từ những bài học chiến thắng, thử thách hay thất bại của chính mình.

“Bạn không thể kết nối các điểm mốc trong tương lai, bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại quá khứ. Vì thế, hãy tin rằng các mốc sự kiện đã qua trong cuộc đời bạn bằng cách này hay cách khác đều sẽ liên kết với nhau trong tương lai. Bạn phải tin vào một điều gì đó, lòng can đảm của bạn, định mệnh, cuộc đời, quy luật nhân quả hoặc bất cứ điều gì. Cách tiếp cận này chưa bao giờ khiến tôi phải thất vọng, và giúp tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời tôi”. Đây là chia sẻ của Steven Jobs-cố lãnh đạo Apple tại buổi lễ tốt nghiệp của đại học Stanford vào năm 2005.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *